IZPE

191 Trần Văn Kiểu P10.Q6 .TPHCM
0934739721--0903178743
izpe.tuvannhanluc@gmail.com
.

Người việt tại Đức

 

1. Cộng đồng người việt tại Đức

Từ lâu,cộng đồng người Việt tại Đức đã rất đông đúc, từ những cuộc tị nạn những năm 1990, đến thập niên 2000 đến Đức để cư trú kiếm việc làm. Những năm gần đây thì phong trào đến Đức để du học, học nghề và định cư nổi lên. Bởi có sự quan tâm của chính phủ liêng bang lẫn sự hợp tác của hai nước Việt Nam – Đức, giới trẻ Việt Nam qua Đức rất nhiều để tìm cơ hội phát triển.

DSC08287
  • Từ những năm 1990, khi các quốc gia Đông Đức mới thành lập, người dân Việt Nam đã có rất nhiều hợp đồng lao động với các doanh nghiệp ở đây.
  • Trong những năm 2010, người Việt Nam được coi là nhóm dân nhập cư tích cực nhất ở Đức. Cuộc sống của nhiều người tị nạn trước đó có cuộc sống tốt hơn, con cái được hưởng chính sách giáo dục tốt hơn.
  • Các cộng đồng người Việt tại Đức bấy giờ đông đúc nhất ở Munich và Hanover cũng như ở Đông Đức cũ.

Việt Nam và Đức có mối quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực kể cả chính trị từ 2011 và cùng cam kết với trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng quốc tế, đa dạng, tự do thương mại và đầu tư trên toàn thế giới, khí hậu và bảo vệ môi trường.

Từ các hiệp định giữa năm 2019 giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về bảo hộ thương mại và đầu tư tự do đang chờ Đức và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương. Với hiệp định này, sự hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng và môi trường dựa trên Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam.

Quan hệ văn hóa song phương đang phát triển tích cực. Nhiều tổ chức văn hóa và khoa học (bao gồm DAAD, Viện Goethe, Đại học Việt-Đức, ZfA) hoạt động trong nước. Hơn 100.000 người Việt Nam đã làm việc hoặc học tập tại Đức tạo thành một cây cầu độc đáo giữa Đức và Việt Nam giúp duy trì sự quan tâm lẫn nhau và cho phép nó phát triển.

Cộng đồng người Việt tại Đức ngày càng tăng từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2017 là 92.485 người. Năm 2018 là 96.105, đến năm 2019 là 99.725 người. Điều đó cho thấy người Việt tại Đức tăng dần đều, thay đổi mỗi năm từ 2017 đến 2018 hay 2019 là 3.620 người, con số cao và ổn định.

2. Người Việt tại Đức thường làm việc gì?

Hiện nay số người Việt qua Đức để học hành, làm việc hay định cư ngày một tăng. Cộng đồng người Việt tại Đức cũng tăng dần theo thời gian. Công việc tại Đức nhiều dành cho lao động nước ngoài, với người Việt Nam thì có những việc phổ biến bên dưới.

2.1 Du học sinh Việt Nam qua Đức học đại học hoặc học nghề

Nhờ chính sách ưu đãi cho du học sinh nước ngoài về các ngành nghề đang cần nhân sự ở Đức, một số lượng lớn du học sinh Việt Nam đã qua đây để  đi học đại học và du học nghề. Nhiều ngành nghề mà giới trẻ Việt Nam có thể vừa học, vừa làm vừa có thêm kiến thức, có thu nhập mà không lo thất nghiệp như:

  • Du học nghề Đức ngành điều dưỡng
  • Du học nghề Đức ngành cơ khí điện tử
  • Du học nghề Đức ngành nhà hàng khách sạn
  • Du học nghề Đức ngành quản trị kinh doanh

Từ định hướng du học nghề, các bạn sẽ cũng lựa chọn nhập cư hoặc về Việt Nam tùy mục đích nhưng cơ bản lựa chọn này sẽ giúp các bạn trẻ phát triển hơn rất nhiều.

2.2 Làm nail tại Đức

Với sự khéo tay và tỉ mỉ của người Việt Nam, kết hợp với nhu cầu của người Đức về làm đẹp là rất lớn, do đó nhiều cộng đồng người Việt tại Đức đã chọn nghề này để lập nghiệp. Sự phủ sóng lớn ngành này của người Việt Nam ở các thành phố lớn ở Đức là rất lớn, và kể cả rất nhiều cửa hàng do người Việt là chủ quản.

2.3 Kinh doanh đồ ăn Việt và các mặt hàng khác tại Đức

Nếu có thời gian đi tham quan nhiều thành phố trên nước Đức, bạn sẽ thấy rất nhiều nhóm người Việt tại Đức khác đang kinh phong phú các dịch vụ nhà hàng ăn uống. Nhiều món ăn Việt được người Đức yêu thích và lựa chọn hơn hẳn bởi không có quá nhiều dầu mỡ như đồ ăn Trung Quốc hay nó cũng không quá cay như món Thái.

Bên cạnh những cửa hàng kinh doanh món ăn thuần Việt Nam có nhiều chuỗi nhà hàng ăn nhanh khác đã mọc lên trên khắp nước Đức và cả các nước EU như chuỗi nhà hàng Thăng Long, Asia Gourmet, Mai Mai… Không chỉ vậy, người Việt tại Đức cũng đã “lấn sân“ mở các quán Tàu, quán Thái, quán Nhật, quán Ấn Độ, thậm chí cả quán Mông Cổ…

Một bộ phận người Việt Nam sau khi làm việc tại Đức được vài năm thì đã tích lũy vốn và mở rộng kinh doanh với sự đầu tư lâu dài. Đặc biệt là những gia đình đang hoặc đã có ý định sẽ định cư lâu dài tại Đức. Ngoài ra cộng đồng người Việt tại Đức cũng thuê cửa hàng bán để bán quần áo, đồ lưu niệm, cửa hàng hoa, ki-ốt bán báo chí, nước giải khát… Những hoạt động này cũng đã mang lại cho cộng đồng người Việt tại Đức có được khoản thu nhập khá ổn định.

3. Cơ hội học học tập làm việc định cư cho các bạn trẻ Việt

3.1 Cơ hội học tập, làm việc

cộng đông nguoi việt tại đức (4)

Ngoài các công ty Đức, trên toàn nước Đức có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam

Cơ hội học tập cho các bạn trẻ Việt Nam tại Đức là rất lớn, từ sự ưu đãi của chính phủ liêng bang đến cộng đồng người Việt tại Đức đông đúc là điều kiện rất tốt cho bạn trẻ Việt Nam phát triển.

Ngoài các công ty Đức, trên toàn nước Đức có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam. Riêng Berlin đã có 1.500 doanh nghiệp người Việt, cơ hội rất lớn cho bạn trẻ Việt Nam tìm việc. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức, hoạt động kinh doanh chủ yếu là nghề thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ v.v.

Có thể nói, cơ hội làm việc tại Đức luôn rộng mở đối với tất cả mọi người và cả giới trẻ Việt Nam. Nến kinh tế đa dạng ngành nghề và lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi nguồn nhân lực lớn để gia tăng sản xuất. Trong đó, nguồn lao động trẻ lành nghề như các bạn trẻ Việt Nam chính là động lực phát triển kinh tế Đức vô cùng lớn thay thế cho nguồn nhân lực đang bị già hóa nơi đây.

Đây chính là cơ hội cho cộng đồng người Việt tại Đức mà đặc biệt là các bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học, trường đào tạo nghề trên toàn nước Đức.

Sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 2000 đến 3000 Euro/tháng. Những người có kinh nghiệm 4 đến 5 năm, trình độ cao, lương có thể đạt từ 4000 đến 5000 Euro hoặc cao hơn.

3.2 Cơ hội định cư

Nếu như bạn trẻ có thẻ xanh EU, tức là có giấy phép cư trú tạm thời trong 4 năm, dành cho công dân của các nước thứ ba có bằng đại học hoặc bằng cấp tương đương, với mục đích cho phép họ đảm nhận các công việc chuyên môn tại Đức. Những thường làm việc trong các ngành Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) thì có cơ hội nhận thẻ xanh nhiều hơn.

Và họ phải đang làm công việc có liên quan đến chuyên môn đã học tại Đức. Đồng thời, họ cần chứng minh bản thân kiếm được mức lương tối thiểu là 49.600 EUR mỗi năm (quy định năm 2016). Đối với các ngành nghề có nhu cầu đặc biệt ở Đức, giới hạn tiền lương đã được hạ xuống còn 52% mức trần, chỉ còn 38.688 EUR mỗi năm (2016).

Nếu có thẻ xanh EU và duy trì được công việc lẫn mức lương của mình, thời gian làm việc là 33 tháng, tiếng Đức tốt, thì họ có thể nhận được cơ hội thường trú. Trừ một số chương trình đặc biệt, bạn có thể được cấp thường trú nhân mà không cần tiếng Đức. Với thẻ xanh EU này, bạn cũng có thể mang theo vơ/chồng và con cái của mình đến Đức. Vợ hoặc chồng của bạn không bắt cuộc phải biết tiếng Đức và có thể được đi làm ngay.

Nếu bạn muốn chính thức gia nhập cộng đồng người Việt tại Đức, trường hợp bạn đã cư trú ở Đức ít nhất 5 năm bạn có thể xin được giấy phép định cư – giấy phép cho phép bạn cư trú tại Đức vĩnh viễn.

Điều kiện để xin giấy phép định cư là phải chứng minh khả năng độc lập về tài chính, có thể tự trang trải đủ chi phí cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời phải có đủ kỹ năng sử dụng tiếng Đức và không có tiền án tiền sự. Cũng trong một số trường hợp đặc biết, giấy phép định cư có thể được cấp mà không cần các điều kiện liên quan liên quan đến thời gian, thường là những công dân nhập cư có trình độ cao.

Nếu bạn có giấy phép cư trú vĩnh viễn, con cái và vợ / chồng của bạn được phép đến Đức cùng bạn. Đầu tiên họ sẽ nhận được giấy phép cư trú tạm thời, và sau một vài năm, sẽ có thể có được giấy phép vĩnh viễn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
LIÊN HỆ
Scroll to Top